LƯỢC SỬ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ VIỆT NAMTHỜI NHO HỌC

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Theo các tài liệu sử, từ thời Đông Hán (25 – 220), nước ta đã có nhiều người sang Tàu du học, đỗ đến Mậu tài hoặc Hiếu liêm. Tuy có trình độ thông thái nhưng vua Hán (Han) không tin dùng vào việc lớn, chỉ cho làm lại thuộc trong xứ. Họ đã nhiều lần kêu nài nhưng mãi đến đời Hán Linh Đế (Han Ling Di; 168 – 189) mới có Lý Tiến giữ chức Thứ sử Giao Chỉ, Lý Cầm làm Tư lệ Hiệu úy (tương đương tể tướng), và Trương Trọng làm Thái thú Kim Thành. Khi Sĩ Nhiếp (Shi She; 187 – 226) làm Thái thú Giao Châu (Giao Chỉ cũ) có mở mang việc học chữ Nho (đã bị gọi lầm là chữ Hán) [1] và trọng đãi trí thức bản xứ, nền giáo dục nước ta bắt đầu phát triển.  

Sau đời Sĩ Nhiếp, việc học ở nước ta cũng được các vua chúa Tàu từ Ngô (Wu;  244 – 248), Ngụy (Wei; 264), Ngô – Tấn (Wu Jin; 265 – 279), Tấn (Jin; 280 – 420), Tống (Song; 420 –  479), Tề (Qi; 479 – 505), Lương (Liang; 505 – 543), Tùy (Sui; 603 – 617), Đường (Tang; 618 – 906), Hậu Lương (907 – 922), Hậu Đường (923 – 931) tiếp tục duy trì, nhưng chỉ nhằm đào tạo lớp thư lại giúp việc cho guồng máy cai trị của họ.

Trả lời