Miền Cao Nguyên Việt Nam

Thái Công Tụng

1. Tổng quan

Ngoài các đồng bằng và các châu thổ (sông Hồng, sông Cửu Long) không cao hơn mực nước biển bao nhiêu, Việt Nam còn có những cao nguyên nằm phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Những cao nguyên như vậy, thường được gọi là Cao Nguyên Trung Phần, còn gọi là Tây Nguyên (dưới đây sẽ viết tắt là TN) có rất nhiều đặc trưng nếu so sánh với các đồng bằng miền Trung, về nhiều mặt, từ khí hậu, đất đai, chủng tộc, đến sử dụng đất đai.

Trước hết, TN gồm các tỉnh sau: Kontum, Giarai (Pleiku), Dak Lac, Dak Nong và Lâm Đồng mà sau đây ta hãy tìm hiểu thêm về diện tích và dân số:

Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (1996)

Kontum 11 560 260 000

Gia Lai (Pleiku) 16 060 824 000

DakLac(BanMeThuot)13 062 1 667 000

Dak Nong 6514

Lâm Đồng (Dalat) 9773 9

Tỉnh Dak Lac sau 1975, gồm cả hai tỉnh Dak Lac (thị xã Ban Me Thuot) và Quảng Đức (thị xã Gia Nghĩa) họp lại, nhưng năm 2003 lại tách ra làm 2 như trước 1975. Tỉnh Quảng Đức đổi tên là Dak Nong.

Tỉnh Gia Lai sau 1975, gồm cả ba tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn (thị xã Hậu Bổn tức Cheo Reo cũ) họp lại . Tỉnh Lâm Đồng, sau 1975, gồm hai tỉnh Tuyên Đức (thị xã Dalat) và Lâm Đồng cũ (thị xã Bảo Lộc hoặc Blao). Tuy nhiên, cũng có thể trong tương lai, các tỉnh này lại được phân chia như trước 1975. Bằng chứng là sau 1975, nhiều tỉnh được gọp lại: Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bắc Thái nhưng nay trở lại như trước năm 1975: Quảng Trị,Quảng Bình, Thừa Thiên (thay vì Bình Trị Thiên),

Trả lời