KHUNG TRỜI KỶ NIỆM

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Ngày 27 tháng 4 năm 2020, vào khoảng trưa, điện thoại reo. Bên kia đầu dây giọng quen thuộc của Đường Anh Đồng, đương kim Hội Trưởng Hội Tây  Sơn Bình Định Bắc California, nhưng hôm nay có vẻ thảng thốt:

            – Em Đồng đây! Anh Bích chết rồi!”

            Tai tôi còn thính, nhưng vẫn không tin mình đã nghe chính xác. Tôi hỏi lại:

            – Sao? Đồng nói lại đi.

            – Anh Bích chết khoảng nửa đêm về sáng hôm nay. Em vừa hay tin, vội báo cho Anh đây.

            Nghe tin đột ngột, đầu óc tôi bổng trở nên hụt hẫng…

            Với tôi, nói đến anh Đặng Đức Bích là cả một Khung Trời Kỷ Niệm:

(more…)

Continue ReadingKHUNG TRỜI KỶ NIỆM

NEW YORK, MÙA HỘI NGỘ

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Thời Việt Nam Cộng Hòa có hai nơi đào tạo ngành Nữ Hộ Sinh Quốc Gia (Sage-femme d’État), một ở Sài Gòn và một ở Huế.

            – Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Sài Gòn, thành lập năm 1947, là một dãy nhà dài, đúc bê tông, lầu ba tầng. Tầng 2 và 3 dùng làm nội trú cho sinh viên, mỗi tầng chia làm hai dãy, mỗi dãy có 1 phòng ngủ tập thể rộng, phòng tắm và phòng vệ sinh. Tầng trệt dùng làm văn phòng, phòng điều hành, phòng khách và cầu thang, phòng ăn và nhà bếp. Trường sở tuy nằm trong khuôn viên Bệnh Viện Từ Dụ [1] số 284 đường Cống Quỳnh, nhưng biệt lập, có cổng ngõ và lối đi riêng thông ra đường Hồng Thập Tự.

H 1: Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia ở Sài Gòn.
(more…)

Continue ReadingNEW YORK, MÙA HỘI NGỘ

VIỆN VIỆT HỌC VÀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TIẾNG VIỆT

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Trên đường cao tốc (Freeway) 405, rẽ lối ra (Exit) để vào thành phố Westminster, xe đò Hoàng [1] về bến, đổ khách tại chợ ABC trong khu Little Saigon [2]. Nếu muốn đến Viện Việt Học, khách theo đại lộ Bolsa (Ave) đi chừng 1 dặm (mile), về hướng Đông, lần lượt băng qua các đường Beach Blvd, Newland St, Magrolia St, rồi gặp Brookhurst St, quẹo phải một đoạn ngắn khoảng 1/3 dặm, đến tòa nhà số 15355 nằm trên đường Brookhurst, cũng thành phố Westminster, lên cầu thang, căn phòng số 222 là cơ sở Viện Việt Học, thuộc mã số vùng bưu điện (Zip code) CA  92683-7079.

H 1: Viện Việt Học, Little Saigon, Nam California.
(more…)

Continue ReadingVIỆN VIỆT HỌC VÀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TIẾNG VIỆT

TRƯỜNG SƯ PHẠM QUI NHƠN

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Trước tháng Tư năm 1975, từ bến xe Qui Nhơn băng qua đường Gia Long, theo đại lộ Võ Tánh, đi về phía biển, cuối cùng gặp đường Nguyễn Huệ, rẽ mặt về hướng Tây Nam. Con đường Nguyễn Huệ chạy dọc theo bờ biển, bên trái là xóm dân chài Khu Hai, bên mặt có Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Qui Nhơn, rồi qua khúc quanh “Eo Nín Thở,” đến ngã ba Nguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Lộc, ở góc đường phía Tây là cơ sở Quân Sự. Vẫn trên con đường Nguyễn Huệ, từ đây, bên trái là bãi Thùy Dương; bên phải, đi một quãng nữa, sẽ gặp Trường Trung Học Vi Nhân, rồi Trường Sư Phạm Qui Nhơn, kế đến là Trường Trung Học Kỹ Thuật, tiếp theo có Quân Y Viện và kho Y Dược 720 của Quân Đoàn 2.

H 1: Một góc Qui Nhơn, không ảnh chụp năm 1966,

từ Bệnh viện Thánh Gia nhìn về Ghềnh Ráng và núi Vũng Chua.

(Ảnh: Khổng Xuân Hiền, Cuongde.org)

(more…)

Continue ReadingTRƯỜNG SƯ PHẠM QUI NHƠN

BÌNH ĐỊNH, XỨ SỞ VÀ CON NGƯỜI

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Lời Dẫn Nhập: Bài “Bình Định, Xứ Sở Và Con Người” dài 45 trang đánh máy (tính cả Lời Dẫn nhập và phần Mục lục). Đây là bài viết rút gọn, rất gọn, từ hai Tác phẩm chuyên đề viết về Bình Định, của chúng tôi, đó là: Sắc Hương Quê Nhà dài 500 trang sách (2019) và Giai Điệu Hồn Quê dài 494 (2021) trang sách, tổng cộng 994 trang. Chỉ cần đọc “Bình Định, Xứ Sở Và Con Người” là có cái nhìn tổng quan về tỉnh Bình Định, vừa bao quát vừa cô đọng từ hai tác phẩm này.

            Xin thưa, tâm nguyện viết cho Quê Hương, chúng tôi đã mơ ước từ lúc còn đang theo học ở Huế 1960, qua bài Quê Tôi, đã gửi gắm trong đoạn cuối:

(more…)

Continue ReadingBÌNH ĐỊNH, XỨ SỞ VÀ CON NGƯỜI

Duyên Tri Ngộ

CHƯƠNG IX

DUYÊN TRI NGỘ

Đoạn 1: GẶP MỘNG BÌNH SƠN

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Tôi bỏ vùng kinh tế mới ở Bình Long, về Sài Gòn sinh sống. Trong thời gian này, tôi suy nghĩ mãi, chẵng lẽ mình chịu chết già để rồi mục nát với cỏ cây hay sao? Món nợ “Cơm cha, Áo mẹ, Chữ thầy,” quên hết hay sao. Bài thơ Quê Tôi viết năm 1960, lúc tôi học ở Huế (1960), vẫn còn đó:

Tôi lớn lên trong vườn khoai ruộng thóc,

Đọt rau bùi, trái chín ngọt tình thương…

Nhờ hai buổi trường làng, tôi biết đọc,

Luyện tay mềm, tôi viết chữ “Quê Hương.”

(Trích Quê Tôi, đoạn 8)

(more…)

Continue ReadingDuyên Tri Ngộ