GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

“BÌNH ĐỊNH CHUYỆN XƯA

TUY VIỄN DẤY CŨ”

            Trong Email của Phan Tường Nghị gửi ngày 2 tháng 6 năm 2020, có đoạn: “Vì là tập sách đầu tay của em, nên xin phép Thầy Chương, nếu Thầy thấy được, thảo cho đôi lời giới thiệu thì thật quý cho em. Em vô vàn cảm kích. Chắc là Thầy không nỡ từ chối.”

            Qua điện thư phúc đáp, đề ngày 9 tháng 6 năm 2020, tôi có đoạn viết: “Em Nghị có nhã ý nhờ tôi viết Lời Giới Thiệu tác phẩm ‘Bình Định Chuyện Xưa – Tuy Viễn Dấu Cũ.’ Nhận thấy Em nhiệt tình với sự nghiệp, và đồng điệu với tôi trên lãnh vực biên khảo, nên tôi nhận lời; mặc dù hiện nay mắt của tôi có vấn đề, hiện đang chữa trị, việc đọc và viết gặp khó khăn khi nhìn vào màn ảnh trên computer.”

(more…)

Continue Reading GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

LỄ TIẾT THANH MINH

TÌNH NGƯỜI CỦA TỘC VIỆT

PHAN TRƯỜNG NGHỊ

NGÀY TIẾT THANH MINH

            Xét về phép làm lịch Á Đông trong đó có Việt Nam đang sử dụng, Tiết Thanh Minh là một trong 24 tiết khí được sử dụng để phân định chu kỳ tuần hoàn thời tiết trong một năm. Yếu tố Dương Lịch thể hiện rõ qua các ngày Tiết khí, nên Lịch Việt Nam đang sử dụng là một loại Âm Dương Lịch, không phải lịch thuần Âm.

            Lịch Âm của người Việt cổ, xưa có 10 tháng, sau được cải thành 12 tháng cho đúng chu kỳ tuần hoàn khí hậu, thời tiết. Dấu vết còn lưu lại qua cách đếm tháng từ 1 đến 10. Sau hai tháng được thêm vào là Chạp và Giêng. Người Việt gọi tháng theo thứ tự Môt, Chạp, Giêng, Hai. Tháng Một thời cổ, bây giờ là tháng 11 âm lịch.

(more…)

Continue ReadingLỄ TIẾT THANH MINH

NHỚ BẠN TRI ÂM

            Thân tặng các bạn đã đến với nhau trong những ngày trôi nổi ở Sài Gòn

                                                                        Việt Thao Đào Đức Chương

                               Đoạn 1

                              “Tiễn Bạn Ra Đi” [1] thắm thiết lòng,

                              Lời thơ Nữ sĩ sáng và trong.

                              Hành trình cảm họa đôi vần đáp,

                              Gửi gấp quê nhà kẻo Chị mong.

(more…)

Continue ReadingNHỚ BẠN TRI ÂM

QUÊ TÔI

Những năm tháng theo học ở Huế, về mùa

đông trời mưa rả rích dai dẳng, nhớ nhà vô

cùng. Tôi trải lòng vào bài thơ Quê Tôi với

cảm xúc tột cùng. Nay thêm ảnh minh họa

cảnh Làng quê cho bài thơ thêm sinh động

                                                                                    ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

(more…)

Continue ReadingQUÊ TÔI

CÁI DUYÊN ĐẾN VỚI ĐỀ TÀI LỄ HỘI CẦU NGƯ VÀ HÁT BẢ TRẠO

                                                            ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Tôi viết xong bài “Ngày Xuân Và Lễ Hội Cầu Ngư” tại San Jose, ngày 30 tháng 10 năm 1998. Rồi tiếp soạn xong bài “Hát Bả Trạo” ngày 09 tháng 03 năm 1999. Bởi cơ duyên nào tôi hoàn thành được hai đề tài này.

            Vớiloạt bài ấy là cả một sự đầu tưlâu dài, tưởng chừng đề tài không bao giờ thành tựu.

            – Cái duyên đầu tiên đến rất sớm, từ lúc tôi còn là học sinh của Trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn (1955 – 1958). Thời ấy, tôi được may mắn chứng kiến đám tang cá voi tại Khu Hai ở Qui Nhơn. Dân chài vùng này vớt được một cá voi dài khoảng 2 mét, đã chết, xác trôi dạt vào bờ. Họ che rạp trên bãi cát Khu Hai, đặt cá ông trên một sạp gỗ, thiết bàn án có đủ tam sơn ngũ sự, hương trầm nghi ngút khói, rất uy nghiêm trọng thể.  Dân chài Khu Hai tụ họp đông đủ, đầu chít khăn tang, lần lượt vào lễ bái trong trật tự và yên lặng. Có một người mặc áo tang trắng toát, đầu đội dây rơm mũ bạc, tay chống gậy, đứng hầu cạnh xác “Ông lụy.” Hỏi ra mới biết, đây là người đầu tiên nhìn thấy “Ông lụy bờ.”

(more…)

Continue ReadingCÁI DUYÊN ĐẾN VỚI ĐỀ TÀI LỄ HỘI CẦU NGƯ VÀ HÁT BẢ TRẠO

NGÀY XUÂN VÀ LỄ HỘI CẦU NGƯ

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Làng Hưng Lương và Xương Lý [1] chỉ cách nhau một đồi cát, đều ngó ra biển và nằm về phía Đông bán đảo Triều Sơn. Hưng Lương xoay mình hứng gió bấc nên thường gọi là Vũng Bấc. Xương Lý lại nghiêng về Đông Nam hưởng trọn gió nồm nên gọi là Vũng Nồm. Ở vào địa thế ba mặt cát trắng vây phủ, dân chúng hai làng này sống về nghề đánh cá biển; cuộc đời gắn bó với sóng nước, may ít rủi nhiều. Vì thế họ tin rằng, có đấng thần linh cứu giúp họ.

            Ngày xuân đối với ngư dân là những ngày bận rộn nhất trong năm, vì đang mùa cá. Ăn Tết Nguyên Đán xong, dân chài làm lễ cáo Thủy Thần, trước khi ồ ạt ra quân cho vụ mùa năm mới. Tuy hai làng nằm sát cạnh nhau, nhưng Xương Lý tổ chức lễ vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, còn Hưng Lương vào mồng 10 tháng 5 âm lịch, và cũng gọi là Lễ Cầu Ngư. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của hai làng này [2].

(more…)

Continue ReadingNGÀY XUÂN VÀ LỄ HỘI CẦU NGƯ