TẠ ƠN XỨ LẠ NĂM ĐẦU

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Ở Hoa Kỳ có Lễ Tạ Ơn, gọi là Thanksgiving. Ngày ấy, theo lệ sum họp gia đình, hàn huyên ăn uống. Trong bữa tiệc, luôn luôn có món gà tây.
Nguyên ngày 16- 9- 1602, con tàu Mayflower rời cảng Plymouth (nước Anh), vượt Đại Tây Dương, sang Tân Thế Giới (Mỹ Châu), mang theo 102 người Anh gồm: 50 đàn ông, 20 đàn bà và 32 trẻ em. Những thuyền nhân này, muốn định cư ở vùng đất chưa thuộc về nước nào để được duy trì ngôn ngữ, phong tục của họ. Và nhất là được tín ngưỡng theo giáo phái Pilgrim mà Anh hoàng, lúc bấy giờ, bất ngờ cấm đoán gắt gao. Ngoài ra, họ còn hy vọng ở vùng đất mới sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

(more…)

Continue ReadingTẠ ƠN XỨ LẠ NĂM ĐẦU

HỘI TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH BẮC CALIFORNIA (PHẦN MỘT)

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

A – LỜI DẪN NHẬP

Trong cuộc đời viễn xứ, ngoài nhu cầu về vật chất, cộng đồng người Việt Quốc Gia còn có một nhu cầu khác, nhu cầu tinh  thần, cũng thiết yếu không kém. Đó là tình đồng hương, tình chung cảnh ngộ, tình cùng mang tâm trạng ly hương nhớ nhung xa cách. Vì thế, họ cần gặp gỡ nhau để tâm sự chia ngọt xẻ bùi.viết:
Tâm trạng ấy, thơ Việt Thao, trong thi tập Làng Quê Tim Tôi, cũng có đoạn

Có ly hương ta mới nhớ Quê Nhà,

Thơ lại đến cho ta hồn Xứ Sở.

Ban đầu, họ tập hợp sinh hoạt từng nhóm nhỏ chừng vài chục người, rồi

dần dần kết thành hội đoàn theo điều kiện phân bố địa lý vùng, quy tụ hàng trăm người. Chẳng hạn, đồng hương Bình Định ở Texas lập Hội Quang Trung Nguyễn Huệ, Hội Cựu Học Sinh Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn. Ở Nam California có Hội Ái Hữu Tây Sơn Bình Định, Hội Liên Trường Qui Nhơn, Hội Gia Đình Lại Giang. Ở Bắc California có Hội Tây Sơn Bình Định Bắc California.

(more…)

Continue ReadingHỘI TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH BẮC CALIFORNIA (PHẦN MỘT)

DU LỊCH HAWAII

                                                                        ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Hawaii, tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ, là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương. Từ đông sang tây có các đảo: Hawaii, Maui, Kahoolawa, Molokai, Lanai, Oahu, Kauai, Niihau; trải dài từ khoảng 155º đến 160º Kinh độ Tây, và khoảng 19º đến 22º Vĩ độ Bắc. Đảo Hawaii lớn nhất, nhưng đảo Oahu mới là quan trọng vì có thủ phủ của tiểu bang, có thành phố Honolulu nổi tiếng, có trung tâm bảo tàng, có phi trường quốc tế, có Pearl Harbor tức Trân Châu Cảng đều nằm dọc theo bờ biển phía Nam.

(more…)

Continue ReadingDU LỊCH HAWAII

HỘI TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH BẮC CALIFORNIA (PHẦN HAI)

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

A – LỜI DẪN NHẬP

            Trong Phần Hai, cũng có hai đời Hội trưởng, với Phan Thanh Hùng đã mãn nhiệm, và Đường Anh Đồng đương nhiệm. Mỗi đời Hội Trưởng có sắc thái riêng, tuy nhiên đều mang một mẫu số chung là hết lòng xây dựng Hội nhà; nhờ vậy, Hội mỗi ngày một lớn mạnh. Chúng ta sẽ bắt gặp những sự kiện đó qua bài viết dưới đây.

            B – GIAI ĐOẠN HOÀN BỊ

            17b – NĂM 2011 – TÂN MÃO 

            a/ Thành lập Tân Ban Chấp Hành:

            Kể từ ngày 14- 2- 2011, tân Hội Trưởng Phan Thanh Hùng bắt tay vào việc  điều hành Hội Tây Sơn Bình Định Bắc California, theo giấy phép hoạt động số 254047 ngày 19- 6- 2003/CA.

(more…)

Continue ReadingHỘI TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH BẮC CALIFORNIA (PHẦN HAI)

LỜI GIỚI THIỆU
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ CAO ĐẲNG
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI VNCH

            Thưa bạn đọc,             Trước kia tôi định viết bài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH” chừng vài chục trang, để vừa đủ cho một chương sách,…

Continue ReadingLỜI GIỚI THIỆU
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ CAO ĐẲNG
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI VNCH

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ CAO ĐẲNG Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI VNCH

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

Phần A
LỜI MỞ ĐẦU

Đề tài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời Việt Nam Cộng Hòa” viết về 50 trường Trung học và Cao đẳng của tỉnh nhà, kèm theo 144 hình ảnh minh họa, trong khoảng thời gian từ 1955 – 1975. Danh sách các trường được xếp nhóm theo địa lý hành chánh, từ Nam ra Bắc, lần lượt: Thị xã Qui Nhơn (20 trường, từ trang 05 – 40), các quận: Tuy Phước (7 trường, từ trang 40 – 46), An Nhơn (6 trường, từ trang 46 – 73), Bình Khê (4 trường, từ trang 73 – 77), Phù Cát (3 trường, từ trang 77 – 78), Phù Mỹ (4 trường, từ trang 78 – 80), An Túc (1 trường, trang 80 – 81), Hoài Ân (2 trường, từ trang 81 – 83 ), Hoài Nhơn (2 trường, từ trang 83 – 88); Nha Tam Quan (1 trường, từ trang 88 – 90).
Bài viết dài đến 112 trang (ở dạng chữ Palatino Linotype, khổ chữ 12), với nhiều chi tiết. Xin mời bạn đọc xem trước phần Mục Lục ở cuối bài (từ trang 106 – 112 ), để có cái nhìn tổng quát, nắm vững từng chi tiết, và nhanh chóng tìm đến những tiết mục, hay hình ảnh nào mà bạn cần xem trước.
Sau đây, chúng tôi có vài lời trình bày cùng bạn đọc.
Khi viết đề tài này, chúng tôi gặp hai trở ngại lớn:

(more…)

Continue ReadingCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ CAO ĐẲNG Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI VNCH

KHUNG TRỜI KỶ NIỆM

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Ngày 27 tháng 4 năm 2020, vào khoảng trưa, điện thoại reo. Bên kia đầu dây giọng quen thuộc của Đường Anh Đồng, đương kim Hội Trưởng Hội Tây  Sơn Bình Định Bắc California, nhưng hôm nay có vẻ thảng thốt:

            – Em Đồng đây! Anh Bích chết rồi!”

            Tai tôi còn thính, nhưng vẫn không tin mình đã nghe chính xác. Tôi hỏi lại:

            – Sao? Đồng nói lại đi.

            – Anh Bích chết khoảng nửa đêm về sáng hôm nay. Em vừa hay tin, vội báo cho Anh đây.

            Nghe tin đột ngột, đầu óc tôi bổng trở nên hụt hẫng…

            Với tôi, nói đến anh Đặng Đức Bích là cả một Khung Trời Kỷ Niệm:

(more…)

Continue ReadingKHUNG TRỜI KỶ NIỆM

NEW YORK, MÙA HỘI NGỘ

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Thời Việt Nam Cộng Hòa có hai nơi đào tạo ngành Nữ Hộ Sinh Quốc Gia (Sage-femme d’État), một ở Sài Gòn và một ở Huế.

            – Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Sài Gòn, thành lập năm 1947, là một dãy nhà dài, đúc bê tông, lầu ba tầng. Tầng 2 và 3 dùng làm nội trú cho sinh viên, mỗi tầng chia làm hai dãy, mỗi dãy có 1 phòng ngủ tập thể rộng, phòng tắm và phòng vệ sinh. Tầng trệt dùng làm văn phòng, phòng điều hành, phòng khách và cầu thang, phòng ăn và nhà bếp. Trường sở tuy nằm trong khuôn viên Bệnh Viện Từ Dụ [1] số 284 đường Cống Quỳnh, nhưng biệt lập, có cổng ngõ và lối đi riêng thông ra đường Hồng Thập Tự.

H 1: Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia ở Sài Gòn.
(more…)

Continue ReadingNEW YORK, MÙA HỘI NGỘ

VIỆN VIỆT HỌC VÀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TIẾNG VIỆT

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

            Trên đường cao tốc (Freeway) 405, rẽ lối ra (Exit) để vào thành phố Westminster, xe đò Hoàng [1] về bến, đổ khách tại chợ ABC trong khu Little Saigon [2]. Nếu muốn đến Viện Việt Học, khách theo đại lộ Bolsa (Ave) đi chừng 1 dặm (mile), về hướng Đông, lần lượt băng qua các đường Beach Blvd, Newland St, Magrolia St, rồi gặp Brookhurst St, quẹo phải một đoạn ngắn khoảng 1/3 dặm, đến tòa nhà số 15355 nằm trên đường Brookhurst, cũng thành phố Westminster, lên cầu thang, căn phòng số 222 là cơ sở Viện Việt Học, thuộc mã số vùng bưu điện (Zip code) CA  92683-7079.

H 1: Viện Việt Học, Little Saigon, Nam California.
(more…)

Continue ReadingVIỆN VIỆT HỌC VÀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TIẾNG VIỆT